Nên Mua Máy Đo Đường Huyết Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay 2022

Thiết bị máy đo đường huyết tại nhà từ lâu đã là vật cần thiết của các bệnh nhân, người cao tuổi hay đau ốm. Nhờ máy này, người sử dụng có thể đo lường lượng đường trong máu bất kỳ lúc nào để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Chính vì nhu cầu thiết thực này, nhiều người đã tự trang bị một máy đo đường huyết để có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi. Nhưng không phải ai cũng biết chọn máy đo đường huyết loại nào tốt!

Đường huyết là gì?
Đường huyết hay đường trong máu là thuật ngữ dùng để chỉ lượng glucose (đường) trong máu của cơ thể người hay động vật. Glucose được xem là nguồn năng lượng chính và rất cần thiết cho hệ thần kinh và não bộ.

Lượng glucose (hay chỉ số đường huyết) này luôn được duy trì ở một mức độ nhất định, vì thế nếu lượng glucose này tăng lên hoặc giảm xuống một cách bất thường thì chứng tỏ đây là một dấu hiệu nguy hiểm đối với cơ thể.

Đường huyết tăng
Đây là hiện tượng trong máu dư thừa quá nhiều lượng đường (glucose). Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới về chỉ số đường huyết (đơn vị: g/l) ở một cơ thể bình thường thấy rằng, nếu chỉ số này lúc đói lớn hơn hoặc bằng 1,26 g/l tức là đường huyết tăng, còn vào những thời điểm khác trong ngày nếu chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 2g/l được gọi là đường huyết sau bữa ăn.

Đường huyết giảm
Trái ngược với tình trạng đường huyết tăng là đường huyết giảm. Đường huyết giảm xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu giảm xuống, thấp hơn mức cho phép là 3,9-6.4mmol/lit.

Sự nguy hiểm của tăng giảm đường huyết?
Dù là đường huyết tăng hay giảm cũng đều cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Đường huyết xuống thấp khiến cơ thể rơi vào những trạng thái mệt mõi, thiếu năng lượng, còn khi đường huyết tăng lên thì các phản ứng sinh hóa trong cơ thể bị rối loạn, các chất không chuyển hóa như trạng thái bình thường được.
Quả thật đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm, phải kịp thời phát hiện để có những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn?
Chỉ số đường huyết (tên tiếng anh: Glycemic Index (GI)) là chỉ số thể hiện sự tăng trưởng đường huyết khi cơ thể hấp thụ phải những loại thực phẩm giàu bột, đường chẳng hạn như bánh mì, cơm, bún hay các chất ngọt.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thì chỉ số đường huyết được xem là an toàn sẽ là:

  • Trước khi ăn: chỉ số dao động từ 90-130mg/dl (khoảng 5,0- 7,2mmol/l).
  • Sau khi ăn 1-2h: chỉ số nhỏ hơn 180mg/dl (khoảng 10mmol/l).
  • Trước khi đi ngủ: chỉ số dao động từ 110-150mg/dl (khoảng 6,0-8,3mmol/l).

Lượng glucose có trong máu cực kỳ quan trọng nó, do đó bạn cần lên kế hoạch theo dõi thường xuyên trước và sau bữa ăn, việc theo dõi này sẽ giúp bạn kịp thời điều chỉnh chế lối sống hay độ ăn uống sao cho phù hợp nhất, trong đó sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy đó đường huyết là rất cần thiết.

Tiêu chí để đánh giá máy đo đường huyết loại nào tốt

1. Máy đo đường huyết có giá bán bao nhiêu?
Mức giá để sở hữu một chiếc máy đo đường huyết hiện nay khá đa dạng và phong phú, dao động từ những sản phẩm có giá rất rẻ chỉ vài trăm ngàn cho đến những sản phẩm cao cấp có giá lên đến 10 hay 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi thì các sản phẩm có mức giá từ 500.000 đồng cho đến 2 triệu đồng rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, vì đây là mức giá khá rẻ, vừa túi tiền và cơ bản các sản phẩm ở phân khúc giá này đã có thể đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu cho người bệnh.

2. Kiểu dáng, thiết kế
Vì máy đo đường huyết là một thiết bị cầm tay nên khi lựa chọn bạn nên chú ý đến những sản phẩm có kiểu dáng, thiết kế nhỏ gọn dễ cầm nắm, mà hình hiển thị phải rõ ràng, dễ quan sát, đặc biệt với những người cao tuổi sẽ có thị lực rất kém.

3. Loại que thử
Que thử đường huyết thường có thiết kế dạng que hình chữ nhật được đặt ở phía trước đầu máy, loại que thử này có thể tương thích với nhiều loại máy khác nhau, hiện nay trên thị trường có 2 loại que thử phổ biến là loại que thử có cài code và loại không cài code.

Que thử có cài code là loại được sử dụng nhiều ở các dòng máy đời cũ, trong khi các dòng máy đời mới lại ưa chuộng loại que thử không cài code, ưu điểm của loại que này là khả năng phản ứng linh hoạt và cực kỳ nhanh chóng với các mẫu máu nhờ được tích hợp các công nghệ cảm biến sinh học hiện đại, tiên tiến.

4. Vị trí đo
Với máy đo đường huyết bạn có thể lấy máu ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể từ đầu ngón tay, cánh tay, bắp tay hay bắp chân vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì trước khi tiến hành lấy mẫu máu tại nhà bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

5. Độ chính xác khi đo
Tất nhiên là độ chính xác của một chiếc máy đo đường huyết tại nhà không thể nào so sánh được với các máy đo chuyên dụng tại các cơ sở y tế hay bệnh viện được, tuy nhiên để kiểm tra chất lượng của sản phẩm thì bạn có thể test độ chính xác của máy xem kết quả có chênh lệch nhiều so với các thiết bị chuyên dụng hay không.

6. Bộ nhớ của máy lớn
Với những máy đo đường huyết đời cũ thì thông thường bộ nhớ chỉ có khả năng ghi lại được tối đa 10 kết quả, tuy nhiên với những dòng máy đời mới hiện nay có thể ghi lại được tối đa 500 kết quả, đây quả là điều khác biệt rất lớn.

7. Chế độ bảo hành
Điểm mạnh của các dòng máy đo đường huyết hiện nay chính là chế độ bảo hành khá tốt, thường lên đến 5 năm cho một sản phẩm chính hãng, một số mẫu còn có thời gian bảo hành trọn đời luôn.

9. Nên mua máy đo đường huyết hãng nào tốt
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều hãng kinh doanh máy đo đường huyết uy tín để bạn lựa chọn như: Chido, Omron, Accu chek,  On Call Plus.

Hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn, đừng quên like, share hay để lại cảm nhận bên dưới nhé, cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.

Chat ngay Giỏ hàng Mua Ngay