Giỏ hàng

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY XÔNG KHÍ DUNG VÀ 1 SỐ LƯU Ý KHI DÙNG ĐỐI VỚI TRẺ EM

MÁY XÔNG KHÍ DUNG LÀ GÌ VÀ TÁC DỤNG CỦA MÁY XÔNG KHI DUNG

Máy phun khí dung giúp đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng những hạt sương nhỏ li ti, được sử dụng khá phổ biến trong nhi khoa để điều trị bệnh lý hô hấp. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,… Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.

Khả năng hấp thu thuốc khí dung vào máy đạt khoảng 2%. Thời gian tác động của thuốc khí dung khá ngắn, khoảng từ 3 – 4 tiếng. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng khí dung 2 – 4 lần/ngày tùy loại bệnh cụ thể và chỉ định sử dụng loại thuốc pha để thực hiện cho phù hợp.

Máy khí dung hô hấp được sử dụng khá phổ biến. Các chỉ định sử dụng máy bao gồm: cơn hen cấp tính, suy hô hấp, thở rít thanh quản,...

Hiện có 2 loại máy khí dung chính là:

  • Máy khí dung tai mũi họng: hạt khí dung to, đọng lại được ở niêm mạc đường hô hấp trên;

  • Máy khí dung cho hệ thống hô hấp dưới: có thể phát ra các hạt thuốc dưới dạng nhỏ hơn để chúng rơi xuống đường hô hấp dưới.

Trong đó máy xông mũi khí dung tai mũi họng cầm tay là loại được nhiều nơi sử dụng nhất nhờ sự tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại

 

                                      Máy xông khí dung CHIDO All New 2023 CNB69026                                 Máy xông mũi họng điện dung cầm tay CHIDO YS-31

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY XÔNG KHÍ DUNG

  • Bước 1: Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch lấy một lượng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định) vào cốc đựng thuốc. Nếu dùng thuốc đã pha sẵn thì không cần pha thêm

  • Bước 2: Dùng ống tiêm sạch hoặc ống nhỏ giọt lấy một lượng thuốc (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định) cho vào cốc đựng thuốc với nước muối hoặc nước cất. Nếu có thuốc pha sẵn thì dùng ống tiêm lấy theo lượng thuốc được bác sĩ chỉ định

  • Bước 3: Nối mặt nạ hoặc ống thở vào cốc đựng thuốc

  • Bước 4: Đặt mặt nạ lên mặt, chỉnh dây cột cho vừa khít hoặc đưa ống thở lên

  • Bước 5: Thở chậm và sâu bằng miệng (hít sâu, ngưng lại khoảng 1 – 2 giây rồi thở ra) cho tới khi hết thuốc trong cốc đựng (trung bình mất khoảng 10 – 20 phút). Trong thời gian này, người bệnh cần tập trung hít thở sâu để thuốc đi vào phổi

1 SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY XÔNG KHÍ DUNG CHO TRẺ EM

Trong quá trình sử dụng máy xông khí dung cho trẻ em có thể gặp tình trạng trẻ không hợp tác dễ làm bay hơi thuốc, không nhận đủ liều thuốc như chỉ định. Điều này gây cản trở trong việc điều trị bệnh cho trẻ. Chính vì thế, khi sử dụng máy xông khí dung cho trẻ, các phụ huynh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Giữ đúng khoảng cách:

Khi sử dụng máy thở khí dung cần cho trẻ ngồi thẳng lưng, không được đặt máy quá xa vì sẽ tạo không gian trống cho thuốc thoát ra. Theo các bác sĩ, nếu đặt máy phun khí dung cách mặt trẻ khoảng 1cm thì lượng thuốc trẻ hấp thu được chỉ còn khoảng 50%. Nếu để khoảng cách này lớn hơn khoảng 2.5 cm thì 80% lượng thuốc có thể bị thoát ra ngoài.

  • Chọn thời điểm thích hợp

Tránh thời gian ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn, có nhiều hoạt động trong gia đình

  • Lựa chọn môi trường yên tĩnh:

Trong lúc xông mũi - họng, trẻ cần tập trung cho việc hít thở sâu, những hoạt động xung quanh rất dễ chi phối và khiến không hợp tác. Chính vì thế, ba mẹ nên lựa chọn môi trường, không gian yên tĩnh, giúp trẻ tập trung cho việc xông mũi họng khoảng 10 - 15 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Vệ sinh sạch sẽ máy khí dung:

Sử dụng máy phun khí dung có thể gây ra một số tác dụng phụ tại chỗ bao gồm ho, khàn giọng, kích thích niêm mạc hầu họng, nhiễm nấm vùng hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ. Hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể tránh được bằng cách súc miệng và rửa mặt bằng xà bông sau khi phun khí dung.

Nguồn: Sưu tầm

Từ khóa