Giỏ hàng

Hướng dẫn cách đo Spo2 tại nhà đúng cách

Máy đo chỉ số Spo2 là thiết bị dùng để đo độ bão hòa oxy trong máu, đồng thời kết hợp với đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. Ngoài ra, thiết bị còn hỗ trợ theo dõi chỉ số sức khỏe, giúp những người mắc COVID-19 phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu. Cùng CHIDO Việt Nam tìm hiểu cách sử dụng máy đo chỉ số Spo2 và những lưu ý khi sử dụng nhé!

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam chia sẻ: "Khi mắc Covid-19, một số bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng thiếu oxy thầm lặng, tức độ bão hòa oxy trong máu giảm nhưng bệnh nhân vẫn hoàn toàn thấy khỏe mạnh và không hề khó thở. Do đó việc đo nồng độ oxy trong máu sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện được tình trạng này và can thiệp y tế kịp thời"

1. Các bước kiểm tra độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) tại nhà

Để kiểm tra độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) tại nhà bạn có thể thực hiện theo 6 bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch móng tay, không để móng tay dài, móng giả, sơn móng tay
  • Bước 2: Nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.
  • Bước 3: Xoa 2 bàn tay để làm ấm tay.
  • Bước 4: Bật máy, đưa ngón tay giữa hoặc ngón trỏ vào miệng của máy để ngón tay được kẹp chặt.
  • Bước 5: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.
  • Bước 6: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt, ghi lại kết quả đo.

Tuy nhiên, các kết quả đo có thể không chính xác đối với những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, những người có nồng độ hemoglobin bất thường, đặc biệt đối với các trường hợp ngộ độc carbon monoxide và ngộ độc các chất gây methemoglobin, những người bị hạ huyết áp, co thắt mạch máu nghiêm trọng, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt.

Bên cạnh đo Spo2, F0 cần liên hệ nhân viên y tế khi nhịp mạch nhỏ hơn 60 lần/phút hoặc lớn hơn 100 lần/phút khi người được đo đang nghỉ ngơi. Ngưỡng giá trị này không áp dụng cho trẻ em, các vận động viên và những người có tiền căn bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim.

Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, được ứng dụng trong hồi sức cấp cứu, phát hiện ngộ độc khí CO, chẩn đoán huyết áp thấp, chẩn đoán thiếu máu, phát hiện giảm thông khí khi bệnh nhân đang thở bình thường, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hô hấp.


2. Tham khảo thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn
Chúng ta có thể tham khảo thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn dưới đây:

  • SpO2 từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt
  • SpO2 từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy
  • SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị
  • SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng
  • SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng
  • Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh: trên 94%

Các chú ý khi đo chỉ số SpO2:

  • Nếu bệnh nhân dùng máy đo dài ngày thì cần phải lưu ý vì có thể bị tổn thương ở ngón tay dùng để đo, hoặc khi đầu dò kẹp tay quá chặt.
  • Nếu bệnh nhân có SpO2 quá thấp, cần phải quan sát những biểu hiện lâm sàng để cấp cứu kịp thời.
  • Giá trị SpO2 cũng có thể không chính xác nếu bệnh nhân bị tụt huyết áp hoặc co mạch khiến dòng máu và độ nảy ở tiểu động mạch bị giảm.
  • Trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc khí CO thì ngoài việc đo SpO2 cần phải thực hiện xét nghiệm khí máu động mạch để đánh giá chính xác độ bão hòa oxy trong máu.

>>> Xem thêm hệ thống điểm bán sản phẩm

>>> Xem báo chí đưa tin về CHIDO Việt Nam

Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ P. Kinh doanh: 086.707.1001 - 096.784.1001 để được tư vấn chu đáo nhất.​

Tham khảo các kênh thông tin khác:
* Facebook: https://www.facebook.com/Chidovietnam/
* Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCOnYEcs3FyLooXIWuikjMmA
* Website: www.chido.vn

Từ khóa