CÁC TƯ THẾ ĐO HUYẾT ÁP
Bình thường mọi người thường chỉ biết đến cách đo huyết áp là ngồi trên ghế, tay đặt trên bàn, tuy nhiên với một số trường hợp bệnh nhân không thể ngồi thì hãy thử các phương pháp sau.
Hôm nay Chido sẽ giới hiệu với bạn 4 phương pháp đo huyết áp
- Đo ở tư thế ngồi
Đây là phương pháp phổ biến nhất, thường được sử dụng trong thăm khám và điều trị
Tuy nhiên biện pháp này cũng được khuyến cáo nên sử dụng khi bênh nhân ngồi thoải mái trên ghê có lưng tựa để có trạng thái thoải mái nhất.
Khi đo, chú ý đặt cánh tay ngang với vị trí của tim để có chỉ số đo chính xác nhất.
- Đo khi đứng
Tư thế này có thể là đứng thẳng hoặc đứng nghiêng, ứng dụng trong việc kiểm tra huyết áp để xác định chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng.
- Đo khi nằm ngửa
Tư thế đó này được sử dụng chủ yếu cho các bệnh nhân có sức khỏe không tốt, gặp khó khăn trong việc ngồi, đứng hoặc vận động.
- Đo ở tư thế nằm ngửa bắt chéo chân
Tư thế này được đo theo chỉ định của bác sĩ để lấy chỉ số cho những chẩn đoán cần thiết.
Cả 4 tư thế này có thể được sử dụng linh hoạt ví dụ như:
Nghiệm pháp bàn nghiêng trong chẩn đoán hạ huyết áp tư thế
Ví dụ: Nghiệm pháp bàn nghiêng trong chẩn đoán hạ huyết áp tư thế. Đây là nghiệm pháp vận dụng đo chỉ số huyết áp và nhịp tim ở cả tư thế nằm và tư thế đứng. Nghiệm pháp được thực hiện trên bàn nghiêng 70 độ với 3 pha: pha tiền test (tư thế nằm ngửa trong 6 phút), pha thụ động (tư thế đứng trong 20 phút) và pha thuốc (Tư thế đứng trong 15 phút).
Những lưu ý khi đo huyết áp
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh có nhiệt độ ổn định ít nhất trong 5-10 phút trước khi đo huyết áp.
- Kiểm tra dụng cụ trước khi tiến hành đo huyết áp.
- Giải thích cho bệnh nhân về phương pháp trước khi đo.
- Bệnh nhân không sử dụng các chất kích thích như rượu chè, cà phê, thuốc lá trong vòng 2 giờ trước khi đo huyết áp.
- Trong khi đo huyết áp tâm lý người bệnh phải thật sự thoải mái, tránh lo lắng, sợ hãi, căng thẳng vì những điều này sẽ làm thay đổi nhịp tim và huyết áp.
- Không nói chuyện trong khi đang đo huyết áp.
- Lần đầu đo huyết áp nên đo ở cả 2 bên cánh tay, bên nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi về sau.
- Nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Nếu chỉ số huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg cần đo lại thêm vài lần sau khi đã cho bệnh nhân nghỉ ngơi trên 5 phút.
- Ghi lại chỉ số huyết áp sau mỗi lần đo để tiện cho việc theo dõi và đánh giá kết quả.
Xem thêm: Thiết bị đo huyết áp tự động, ghi nhớ 99 kết quả đo cho 2 người cùng một lúc
Tuy đo huyết áo chỉ là một trong những phương pháp hỗ trợ để người dùng theo dõi sức khỏe nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng để đưa ra những phát hiện, cảnh báo sớm nhất, có lợi cho việc điều trị.
Nhưng nếu đo tại nhà thì các bạn phải lưu ý về kỹ thuật đo để tránh những kết quả đo sai lệch dẫn đến chẩn đoán sai.
Xem thêm: